HUẤN LUYỆN CHẠM MỤC TIÊU (TARGET TRAINING)
Huấn luyện mục tiêu, hay còn gọi là huấn luyện chạm, là một trong những kĩ năng hữu ích nhất mà một chú vẹt có thể học được và nó cũng là một trong những phương pháp thành công nhất để giảm các vấn đề về cắn. Mục tiêu của việc huấn luyện mục tiêu là cho chú vẹt thấy nó cần đi và chạm vào đâu. Công cụ phố biến nhất để dạy việc này đó là một cái que có đầu nhọn nhỏ. Một cái đũa (từ một nhà hàng châu Á) sẽ phù hợp nhất. Ngoài ra, bạn có thể dùng một cái chốt gỗ hoặc các thanh gỗ an toàn khác. Tránh dùng bút chì, bút hoặc bất cứ thứ gì nguy hiểm cho chú vẹt nếu nó ăn vào bụng. Một cái que với cái đầu nhỏ là lý tưởng vì nó giới hạn một điểm cụ thể cho chú vẹt chạm vào chứ không phải cả một vùng rộng rãi. Điều này sẽ trở nên có ích về sau để dạy chú vẹt chạm vào những đồ vật cụ thể.
Một số chú vẹt sẽ sợ cái que trong khi những con khác lại hung hăng muốn cắn nó ra từng mảnh. Bạn đừng lo, sẽ có giải pháp cho những vấn đề này, nhưng bạn có thể để bên cạnh một vài cái que dự trữ nếu chú vẹt của bạn hay nhai các thứ. Với một chú vẹt đã thuần chủng, bạn sẽ đạt được kết quả nhanh nhất bằng việc luyện tập cho chú vẹt trên một cành cây ngoài lồng hoặc trên cái giá (xem video cuối bài viết). Với những chú vẹt mà không dễ dàng tiếp thu, bạn có thể làm theo quá trình này với chú vẹt ở trong lồng nhưng có thể mất nhiều thời gian hơn để thành công.
Bạn hãy nhắc cho chú vẹt nhớ cái bấm Clicker đồng nghĩa với phần thưởng bằng cách bấm và thưởng một vài lần. Bây giờ, bạn có thể giới thiệu về mục tiêu. Một tay bạn hãy nắm Clicker và đồ ăn. Tay kia bạn hãy cầm cái que mục tiêu. Bạn hãy nâng cái que tới mỏ của chú vẹt nhưng để cách khoảng ¼ inch để mà cái que nằm trong tầm với nhưng không chạm đến được. Thật may mắn, hầu hết các chú vẹt có thói quen chạm/cắn những đồ vật ở trước mỏ của nó nên rất có thể chú vẹt của bạn sẽ tiến đến cái que. Khi nó làm vậy, bạn hãy bấm ngay khi nó chạm đến cái que và cho nó ăn.
Nếu chú vẹt của bạn không sợ cái que nhưng cũng không cố gắng để chạm vào nó, bạn hãy cầm nó một lúc lâu hơn và xem liệu cuối cùng nó có làm không. Bạn có thể thử rút que lại và làm lại một lần nữa. Nếu vẫn không được, bạn hãy thử chạm cái đầu que vào đầu mỏ vẹt, bấm và thưởng. Bạn hãy lặp lại vài lần để xem vẹt có hiểu và cố gắng với và tự chạm vào que trong lần tiếp theo không. Nếu nó vẫn không cố gắng, bạn có thể đặt cái que ở giữa đường con vẹt đi sao cho khi nó bước đi nó sẽ va vào cái que và rồi bạn có thể bấm/thưởng. Mục đích là tìm các cách sao cho cuối cùng chú vẹt tự chạm vào cái que để nó biết chúng ta muốn nó làm vậy. Nếu bạn vẫn tiếp tục chạm cái que vào mỏ con vẹt thêm vài lần nữa, cuối cùng chú vẹt sẽ học được cách ngồi yên và để bạn chạm vào nó thay vì làm điều chúng ta muốn.
Bây giờ, nếu chú vẹt của bạn sợ cái que, bạn đừng đuổi theo chú vẹt với cái que. Thay vào đó, bạn hãy giữ đầu que ở một khoảng cách xa chú vẹt để nó không bị làm phiền. Bạn sẽ cần lòng kiên nhẫn và có thể phải lặp lại vài buổi. Nếu chú vẹt có bất cứ chuyển động nào về phía cái que, cho dù chỉ là quay đầu về phía cái que, bạn cũng hãy bấm và thưởng. Nếu chú vẹt quay đi khỏi cái que, bạn đừng làm gì cả và hãy chờ đến khi nó quay đầu về phía cái que. Bạn hãy giảm dần khoảng cách đến cái que và tiếp tục cho vẹt ăn khi chú vẹt quay đầu về phía cái que. Cuối cùng chú vẹt sẽ không còn sợ cái que nữa và bạn sẽ có thể dùng các phương pháp nhắc đến trước đây để bắt nó chạm và tiến lên từ đó.
Sau vài lần đầu khi chú vẹt chạm vào cái que để được cho ăn, bạn có thể tiếp tục và thử thách nó thêm. Chắc bạn cũng không muốn chú vẹt chậm tiến bộ vì bạn thử thách không đủ. Thay vào đó, nếu bạn luôn cố gắng bắt nó phải làm nhiều hơn, cuối cùng bạn sẽ đạt được nhiều thành công hơn. Bắt đầu giữ cái que ở một khoảng cách xa hơn. Đầu tiên là ¼ inch, sau đó là ½ inch, rồi 1 inch. Hướng cái que về phía bên đầu của chú vẹt để nó có thể quay đầu và chạm vào nó. Bạn đừng quá nóng vội nếu nó không chạm vào. Bạn hãy cố chờ và xem cuối cùng nó có quay và chạm không. Tuy nhiên, nếu trong vòng 30 giây bạn đưa cái que ra mà nó không chạm vào, bạn hãy bỏ cái que ra, chờ khoảng 15-30 giây, và lại đưa que ra nhưng hơi gần hơn/dễ hơn lần trước. Một khi bạn có thể khiến chú vẹt quay đầu vài lần để chạm vào que, bạn hãy thử làm từ hướng khác. Rồi thử đưa cái que ra xa để cho chú vẹt phải với tới nó. Luôn luôn bấm và thưởng khi chú vẹt chạm tới cái que. Bạn hãy tiếp tục thử thách chú vẹt phải bước lên một bước để chạm, rồi bước lên vài bước. Bạn hãy thử kéo dài khoảng cách trong vài lần thử nghiệm.
Với một vài buổi luyện tập như thế này, bạn sẽ có thể luyện cho chú vẹt đi ra một đầu cành cây và cuối cùng là ở khắp lồng. Bạn có thể tiếp tục thử thách chú vẹt và cho nó thêm bài tập bằng cách bắt nó bước tới cái que rồi lại bước thêm để lấy thức ăn. Ví dụ, bạn hãy thử thách nó bước đến điểm xa nhất của cái lồng nhưng bạn lại cầm thức ăn góc khác để chú vẹt phải đi/trèo lại để lấy được thức ăn. Cẩn thận đừng để bài luyện tập mục tiêu trở thành một bài tập nhảy đi đến một đầu để chạm rồi đi ngược lại để ăn. Bạn phải thay đổi các vị trí để chú vẹt biết nó phải đi đến nơi nào có cái que chứ không phải chỉ đi tiến và lùi trên cành cây.
Bạn hãy giới hạn số buổi huấn luyện mục tiêu trong vòng 10-20 lần và những đồ ăn nhỏ cho mỗi lần chạm. Hãy kết thúc buổi huấn luyện trước khi chú vẹt no hoặc chán. Bạn hãy cố kết thúc buổi huấn luyện một cách tích cực khi bạn đang đạt thành công và sự tiến bộ. Bạn hãy dùng những đồ ăn nhỏ khi chú vẹt làm những việc quen thuộc. Cho nó ăn ngon hơn (ví dụ hạt hướng dương, hạt hạnh nhận, hoặc miếng trái cây) khi nó có một sự tiến bộ lơn hoặc cho mục tiêu cuối cùng trong buổi huấn luyện. Bạn cũng có thể nói “Mục tiêu” hoặc “Chạm” mỗi lần bạn đưa ra cái que. Điều này sẽ bảo cho chú vẹt biết bạn đang muốn nó làm gì và nhắc nó mỗi khi nó đang lười biếng và không muốn làm. Hơn thế nữa, điều này chuẩn bị cho chú vẹt học các tín hiệu bạn có thể sử dụng trong tương lai khi muốn nó biểu diễn hoặc chỉ đơn giản là cư xử ngoan ngoãn. Cuối cùng, khi chú vẹt biết từ “Chạm”, bạn có thể sau này áp dụng khi muốn con vẹt chạm vào các đồ vật khác. Ví dụ, nếu chú vẹt sợ một món đồ chơi mới, bạn có thể nói chạm và do thói quen chú vẹt sẽ chạm vào nó. Khi đó bạn đừng quên bấm và thưởng cho nó nhé.
Sau đây là một vài bí quyết giúp bạn trong huấn luyện mục tiêu. Bạn đừng dùng cùng một cái que để huấn luyện mục tiêu cho những mục đích khác. Chỉ nên giữ cái que cho một mục đích duy nhất là huấn luyện mục tiêu. Bạn hãy luôn đảm bảo chú vẹt nhận được một cái tách/được cho ăn bất cứ khi nào nó chạm vào cái que, kể cả nếu bạn không muốn mà nó tự làm. Bạn đừng bao giờ đẩy, đánh hoặc che chú vẹt bằng cái que. Mục đích cuối cùng của cái que là để có cái gì đó luôn luôn tốt và không bao giờ xấu. Đây là một đồ vật mà chú vẹt có thể tin tưởng hoàn toàn. Những bàn tay thì không thể đoán trước được bởi chúng có thể được dùng để làm những điều tốt cho vẹt nhưng chúng cũng có thể tóm lấy vẹt hoặc làm nó sợ. Cái que này phải luôn là một đồ vật mà không được sử dụng vào việc gì khác ngoại trừ cung cấp cho vẹt các thức ăn ngon để đổi lại cho những cái chạm.
Nếu chú vẹt của bạn cắn vào cái que, có một cách đơn giản để dạy nó trở nên hiền từ hơn. Chỉ đơn giản ấn vào cái bấm sớm hơn một chút. Bạn hãy bấm khi mỏ vẹt đang ở xung quanh cái que nhưng chưa cắn xuống. Nhanh chóng bỏ cái que ra để tránh vẹt cắn que đồng thời mang thức ăn ra. Chú vẹt sẽ sớm nhận ra nó chỉ cần tiến đến và nhắm tới cái que chứ không cần xé nó ra. Không nên cho phép chú vẹt tấn công cái que một cách bạo lực không chỉ vì nó làm hỏng dụng cụ của bạn mà còn để tránh việc chú vẹt nghĩ nó có thể làm điều này với những thứ khác nữa như các ngón tay chẳng hạn.
Thành công lớn nhất trong việc huấn luyện mục tiêu đó là nó dạy chú vẹt cách hợp tác thay vì cắn xé. Chú vẹt sẽ học được rằng tuân theo quy trình an toàn và dễ dàng này sẽ đem lại cho nó thứ mà nó muốn mà sẽ không có gì xấu xảy ra. Nét đẹp của huấn luyện mục tiêu đó là nó có thể sau này được sử đụng dể dạy chú vẹt đậu lên tay, trở nên thoải mái với những đồ vật và con người mà nó sợ, và để dạy các chiêu trò. Cái que cho phép vẹt cảm thấy thân thuộc trong những hoàn cảnh xa lạ và giúp chuyển các kĩ năng đang có sang các tình huống mới. Theo thời gian, việc huấn luyện mục tiêu cũng dạy chú vẹt không cắn bởi vì mọi thời gian của nó được dành cho các hoạt động và nó không có thời gian để cắn. Hai việc này bao gồm lẫn nhau. Vì vậy chú vẹt phát triển một thói quen lâu dài là làm một cái gì đó thay vì cắn và việc cắn sẽ trở nên dần biến mất bởi vì nó không đem lại ích lợi gì. Ngoài ra, huấn luyện mục tiêu là một cơ chế dễ dàng để người chủ dạy vẹt không cắn mà không bị nó cắn miếng nào. Cả người chủ và vẹt có thời gian làm quen với nhau bằng một cách dễ chịu và không hề đau đớn. Khi chú vẹt của bạn đã làm tốt việc xác định mục tiêu, bạn sẽ sẵn sàng để bước sang bước tiếp theo là dạy chú vẹt đứng lên tay bạn bằng phương pháp xác định mục tiêu.