Có lúc bạn sẽ phải mang vẹt ra khỏi nhà. Nếu bạn nghe theo những lời khuyên trong sách này, nó sẽ xảy ra khá thường xuyên (Vẹt cần đi ra ngoài trời để huấn luyện cũng như vì lý do sức khỏe). Bên cạnh việc mong muốn dạy chú vẹt tự đi vào lồng vận chuyển để bạn có thể đưa nó đi dã ngoại, thì thỉnh thoảng chú vẹt cũng cần phải đến bác sĩ thú y, người tỉa lông v.v…
Với những chú vẹt rất nhỏ, rất có thể bạn sẽ chỉ cần cho vẹt vào trong lồng và mang đi. Cái lồng vận chuyển thì giống như một cái tổ và những chú chim non sẽ nghe theo những gì cha mẹ bảo vì vậy đây là tất cả những gì bạn cần làm. Nếu bạn tiếp tục thường xuyên cho vẹt đi ra ngoài từ khi nó còn là chú vẹt con, bạn không nên bao giờ cần phải huấn luyện nó đi vào hoặc đi ra cái lồng vận chuyển. Cách mà quyển sách này giới thiệu về việc đi ra ngoài cho bạn trong chương 9 sẽ đủ tự củng cố chúng để mà chú vẹt có đủ lý do để đi vào/ra cái lồng vận chuyển.
Nếu bạn nuôi một chú vẹt chuyển nhà hoặc bạn đã nuôi nó được một thời gian, việc huấn luyện nó vào lồng vận chuyển là cần thiết. Và kể cả nếu bạn có một chú vẹt con hoặc vẹt già hơn của bạn cũng biết cách vào lồng vận chuyển, bạn vẫn có thể đi qua những bước này để quá trình trở nên còn tốt hơn. Nếu chú vẹt của bạn trước đây từng bị làm cho sợ cái lồng vận chuyển, bây giờ bạn sẽ cần giảm độ nhạy cảm của nó với những chiếc lồng này. Chương 9 mô tả cách đưa ra các vật thể đáng sợ, bạn có thể xem phần đó và áp dụng với chiếc lồng vận chuyển để bắt đầu nếu chú vẹt của bạn chưa sẵn sàng đến gần nó.
Một khi bạn đã đưa chú vẹt lại gần cái lồng vận chuyển mà không làm nó sợ, bạn có thể biến nó thành một bài luyện tập. Làm việc này trong thời gian huấn luyện thông thường để có động lực tốt nhất và đừng mong đợi việc này sẽ có kết quả ngay lập tức. Việc này cần được làm từ trước trong một hoàn cảnh không vội vàng. Đặt cái lồng vận chuyển lên trên bàn hoặc trên sàn. Đặt chú vẹt tránh xa cái lồng vận chuyển và bắt đầu huấn luyện mục tiêu. Đầu tiên bạn đừng hướng nó về phía cái lồng. Hướng nó về những nơi ngẫu nhiên để nó phớt lờ cái lồng và tập trung vào bài tập. Khi chú vẹt quen hơn, bạn hãy bắt đầu cho nó tiến lại gần cái lồng hơn. Bạn có thể tăng hiệu quả lên bằng cách hướng cho chú vẹt về phía cái lồng để mà nó phải đi một vài bước gần hơn tới cái lồng để lấy được thức ăn. Khi bạn có thể hướng chú vẹt đến cái lồng, đừng ngay lập tức bắt nó vào lồng ngay. Thay vào đó, bạn hãy cho nó đi tới các mặt của cái lồng và lên trên đỉnh lồng. Nếu nó không thể dễ dàng trèo lên/bay lên đỉnh lồng, bạn có thể đặt nó lên đỉnh và đi ra xung quanh.
Khi chú vẹt của bạn hoàn toàn thoải mái xung quanh phía bên ngoài của lồng, bạn sẽ có thể dùng phương pháp mục tiêu để đưa nó vào trong lồng. Bạn có thể đặt que xác định mục tiêu vào một lỗ thông hơi để mà chú vẹt chỉ có thể với tới cái que bằng cách đi vào trong lồng. Trước hết, bạn hãy chỉ cho chú vẹt bước một chút vào trong lồng và cho nó ăn ở bên ngoài, nhưng sau đó hãy cho nó đi sâu vào bên trong. Đừng đóng cửa lồng hay bắt chú vẹt ở bên trong cái lồng. Bạn sẽ không muốn nó có một trải nghiệm xấu ngay từ ngày đầu tiên với đồ vật mới mẻ này. Trong buổi tập luyện tiếp theo, bạn hãy nhanh chóng lặp lại bước trên và bắt đầu đóng cửa lồng khi chú vẹt ở bên trong. Thả các thức ăn vào trong lồng để cho chú chim bận rộn rồi mở cửa để nó ra ngoài.
Sau khi chú vẹt có thể tự nó đi vào/ra cái lồng, phần còn lại của việc luyện tập thì dễ dàng nhưng lâu dài. Để khiến chú chim từ chỗ chỉ đi vào lồng cho đến lúc sống thoải mái trong đó trong một khoảng thời gian, hãy bắt đầu cho nó ăn các bữa ăn theo lịch trình trong cái lồng vận chuyển này. Sau khi huấn luyện, thay vì cho chú vẹt trở lại lồng của nó, một vài ngày, bạn hãy cho nó vào trong lồng vận chuyển cùng với bữa ăn của nó. Vài lần đầu bạn làm việc này, cho chú vẹt ra ngoài sau khi nó ăn xong. Nhưng về sau, hãy để nó ở lại trong lồng khoảng nửa giờ, một giờ, hai giờ, thậm chí là cả ngày. Cho nó nước uống, đồ chơi, cành cây để nó có việc để làm bên trong nhưng cuối cùng nó sẽ trở nên bình tĩnh khi ở trong lồng vận chuyển.
Việc này sẽ rất có ích nếu bạn có bao giờ cần đi lại cùng với chú vẹt trong vòng vài ngày. Khi bạn đến nơi bạn có thể để chú chim ở một thời gian dài trong lồng vận chuyển, để cái lồng một mình trong các phòng nào đó trong nhà. Điều này kích thích việc đến thăm một nơi mới. Tuy nhiên, đảm bảo rằng không có người nào hoặc con vật nào gây nguy hiểm cho chú vẹt trong cái lồng. Sau đó, bạn sẽ có thể dễ dàng mang chú vẹt ra ngoài để tỉa lông hay đi dã ngoại mà không lo cái lồng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với chú vẹt. Thật ra đến lúc đó chú vẹt của bạn đã trở nên quen thuộc với cái lồng đến mức nó sẽ khiến chú vẹt cảm thấy thoải mái và an toàn ở những nơi mới lạ.