Chương 2: Nơi ở của Vẹt

Bây giờ bạn đã quyết định mua một chú vẹt về nuôi, và bạn cũng biết chính xác bạn muốn nuôi loại vẹt nào, và bạn đã sẵn sàng để mang một con về nhà. Chương này của quyển sách sẽ nói về những việc bạn cần làm trước và ngay khi bạn đưa chú vẹt về nhà, để bước đầu bạn nuôi vẹt được thuận lợi.
Nếu bạn mua một chú vẹt con, chắc hẳn nó không được bán cùng với lồng của nó và bạn có cơ hội được chọn lồng theo ý thích của bạn. Tốt nhất bạn nên mang lồng về nhà trước để khi chú vẹt đến thì ngôi nhà của nó đã được chỉnh sửa sẵn sàng. Khi bạn đặt lồng trước, không chỉ việc cho vẹt ở được dễ dàng hơn mà bạn còn có thể nhận ra mình đang còn thiếu đồ vật gì và có cơ hội để chuẩn bị chúng. Tuy nhiên, nếu bạn nhận nuôi một chú vẹt ở trạm cứu hộ/chuyển nhà, phần lớn chúng đều có lồng của mình, và không có cơ hội để bạn có thể thiết lập mọi thứ trước khi vẹt đến. Dù trong trường hợp này, chương này cũng sẽ hướng dẫn bạn cách chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để đảm bảo mọi thứ đã được điều chỉnh đúng trước khi chú vẹt mới của bạn đến.
Điều đầu tiên bạn cần quyết định là nơi đặt lồng của chú vẹt. Đây là một quyết định quan trọng sẽ ảnh hưởng tới chú vẹt của bạn hàng ngày. Bạn có muốn chú vẹt được đặt ở một nơi dễ thấy hoặc trong phòng riêng của nó? Lồng vẹt nên được đặt nằm trên các nội thất hay được treo tự do? Vị trí này sẽ ảnh hưởng đến chú vẹt như thế nào? Liệu chỗ đặt lồng có thuận tiện cho việc lau dọn hay không? Đây là tất cả những câu hỏi cần được cân nhắc khi bạn lựa chọn một vị trí đặt lồng nhưng bạn cũng cần phải cân nhắc các yếu tố khác ảnh hưởng tới sự an toàn của lũ vẹt như một vị trí an toàn cách xa các luồng gió, và yên tĩnh về ban đêm để vẹt có thể ngủ.
Khi chọn nơi đặt lồng, bạn sẽ cần ghi nhớ rằng vẹt cần ngủ từ 12 đến 14 giờ mỗi đêm và chắc chắn chúng sẽ ngủ trong thời gian bạn còn thức. Bởi vậy, phòng khách và các phòng sinh hoạt khác không phải là nơi lý tưởng để đặt vẹt. Thay vào đó, bạn hãy chọn một nơi yên tĩnh cách biệt để đặt lồng và một nơi ồn ào hơn để đặt giá để vẹt đứng chơi.
Bạn nên đặt lồng sao cho ít nhất một mặt lồng quay vào tường để chú vẹt có cảm giác an toàn với ít nhất có một phía mà người ta không thể đến gần nó được. Cửa sổ không phải là nơi phù hợp để đặt lồng vẹt bên cạnh. Các hoạt động bên ngoài có thể làm cho chú vẹt sợ và khiến chúng bị áp lực. Bếp cũng không phải là nơi bạn nên giữ vẹt ở đó vì các loại mùi và các hiểm họa. Vậy, bạn hãy lưu ý đến những điều này và chọn một nơi ở thoải mái cho vẹt.
Những chiếc lồng
Khi bạn đã chọn một vị trí tương đối, bây giờ là lúc suy nghĩ về cái lồng. Việc mua một cái lồng có kích thước phù hợp với chú vẹt của bạn là điều rất quan trọng. Bạn đừng nghe lời khuyên từ những người bán hàng/cửa hàng bởi thường những họ đưa ra các lời khuyên vì mục đích lợi nhuận và họ không ưu tiên hàng đầu cho lợi ích của vẹt. Thay vào đó, bạn hãy tuân theo một quy tắc đó là chọn chiếc lồng rộng nhất có thể với các thanh chắn được đặt cách nhau một khoảng chính xác. Một vài người đã mắc sai lầm và họ nghe lời người bán và mua một cái lồng quá lớn và khoảng cách giữa các thanh chắn quá rộng đến nỗi con vẹt có nguy cơ bị kẹt đầu giữa các thanh chắn. Vì vậy bạn hãy xác định một khoảng cách giữa các thanh chắn phù hợp với kích cỡ của chú vẹt và hãy mua cái lồng lớn nhất mà bạn có đủ khả năng mua lớn hơn mức đề nghị tối thiểu.
Bạn nên nhớ rằng những chiếc lồng này thường tồn tại hàng chục năm hoặc thậm chí cả đời vẹt, vì vậy bạn đừng nên tiếc tiền. Nếu bạn mua một chiếc lồng rẻ tiền và sau đó phải mua cái khác để thay thì còn đắt hơn việc mua một cái tốt ngay từ đầu. Khi chọn mua lồng, bạn cần cân nhắc không chỉ về kích thước lồng, mà còn cả hình dạng, độ bền, chất liệu, việc lau dọn lồng có dễ dàng không, và độ lớn của cửa lồng. Một vài cái lồng nhìn đẹp và phù hợp với nội thất trong nhà bạn, nhưng cửa của nó lại nhỏ và khó để lau dọn. Về lâu dài, bạn sẽ tiếc một chiếc lồng thuận tiện hơn là một chiếc nhìn đẹp đẽ.
Các lối cho các đĩa thức ăn riêng biệt cũng là một đặc điểm tốt để tìm kiếm. Kể cả nếu bạn cảm thấy thân thuộc với chú vẹt của mình, một lúc nào đó bạn có thể sẽ phải nhờ người khác trông nom và cho nó ăn uống. Khi đó một ô cửa ở dưới đáy lồng sẽ trở nên có ích cho mục đích này và ngăn cho con chim tiếp cận với những thức ăn bị vứt đi.
Những đồ vật bạn sẽ cần
Bên cạnh một chiếc lồng, khi mua vẹt hoặc tốt hơn là trước khi mua vẹt, bạn còn cần mua một vài món đồ khác. Sau đây là tóm tắt những thứ bạn sẽ cần cân nhắc: thức ăn cho vẹt (không chỉ các viên thức ăn, mà cả các món ăn ngon và các thức ăn thay thế khác), cành cây để chim đậu, đồ chơi, dụng cụ sơ cứu (bột ngô để cầm máu), lồng mang chim đi du lịch, giá cho chim đứng chơi (để chim đứng khi nó ở ngoài lồng), các thiết bị tẩy rửa (bạn nên đảm bảo chúng an toàn cho vẹt và không độc hại) và những cuốn sách chuyên về các giống vẹt.
Bạn hãy tìm các cửa hiệu có bán đồ dùng cho vẹt ở nơi bạn sống hoặc trên mạng. Bạn cần phải biết phải đến đâu để mua các đồ vật này nếu bạn quên không mua chúng.
Cuối cùng, bạn hãy liên lạc với một bác sĩ thú y cho chim. Bạn nên biết phần lớn các bác sĩ thú y không có kinh nghiệm hoặc không được cấp chứng chỉ để chữa bệnh cho chim. Vì thế bạn nên tìm trước một bác sĩ giỏi để có thể tìm đến ngay khi có chuyện khẩn cấp.
Các món đồ chơi và cành cho chim đậu
Khi bạn mua sắm các đồ vật cho chú vẹt mới của mình, bạn sẽ cần mua các món đồ chơi và các cành cho chim đậu để làm đầy cái lồng. Vì bạn vẫn chưa biết sở thích của chú vẹt mới của mình là gì (và kể cả chú vẹt cũng không biết nó thích gì nếu đó là một con vẹt con, bởi vì nó vẫn chưa trải nghiệm những đồ vật đó), vì thế tốt nhất bạn nên cung cấp một sự đa dạng các món đồ. Bạn không cần phải mua một số lượng đủ dùng cho cả đời nó; thay vào đó, bạn hãy mua đa dạng các món đồ. Bạn hãy mua các cành gỗ tự nhiện có và không có vỏ cây, xích đu bằng dây thừng, và những cành đậu xù xì. Tăng sự đa dạng của các món đồ chơi bằng cách lựa chọn các chất liệu và mục đích khác nhau. Bạn hãy pha trộn các đồ chơi bằng gỗ, bằng nhựa, đồ chơi để nghịch, đồ chơi để nhai, và các đồ chơi để tìm kiếm. Khi bạn sống với chú vẹt mới của mình, bạn sẽ hiểu các sở thích của nó và sau đó có thể mua các đồ chơi cụ thể mà nó thích.
Trước hết, bạn nên mua cho vẹt các đồ chơi dễ phá hỏng hơn là các đồ chơi khó phá hỏng. Có khả năng cao chú vẹt của bạn không quen thuộc với các món đồ chơi và nó cần học cách chơi những món dễ trước. Bạn không nên mua những món đồ chơi bền vì quá trình phá hủy món đô chơi chính là cách chơi của vẹt. Một khi con vẹt đã học cách phá hỏng những món đồ chơi đơn giản, bạn có thể thứ thách nó chơi với những món đồ chơi lớn hơn/cứng hơn.
Tuy nhiên, khi thời gian trôi qua, có thể bạn muốn mua nhiều loại đồ chơi và các cành đậu hơn. Bạn có thể tập thói quen sắp xếp lại toàn bộ lồng của chú vẹt vài tháng một lần đề nó không quá phụ thuộc vào một sự sắp xếp cụ thể nào. Ở một vài thời điểm, bạn có thể cần thay thế vài món đồ hoặc bỏ nó đi. Cách tốt nhất để bạn có thể chuẩn bị cho chú vẹt của mình trước các thay đổi tất yếu này là thường xuyên cho nó tiếp xúc với những sự thay đổi trong suốt đời nó.
Các nguy cơ
Cho dù bạn sắp đặt lồng vẹt trước một thời gian dài, việc biến ngôi nhà của bạn thành một nơi an toàn cho chim cần phải được làm đầu tiên. Có một số hiểm họa với chú vẹt của bạn tuy vô hình nhưng vô cùng nguy hiểm. Bạn cần phải ngăn chặn các hiểm họa này trước. Các mối nguy hiểm đe dọa chú vẹt của bạn có thể ở dưới một số dạng thức: từ môi trường, do bản thân chúng tự gây ra, và do con người. Trách nhiệm của bạn là giảm các mối hiểm họa này càng nhiều càng tốt vì sự an toàn của chú vẹt của bạn.
Dù bạn tin hay không, mối đe dọa lớn nhất tới chú vẹt của bạn là từ những người trong gia đình bạn. Đó có thể là việc để cửa nhà tắm mở, nấu ăn khi vẹt đang ở ngoài, quên đóng cửa lồng, hoặc cầm vẹt quá chặt v.v. Những mối đe dọa này có thể tránh được nếu mọi người có ý thức và suy nghĩ. Bạn phải nghĩ về sự an toàn của vẹt như có một đứa bé vụng về xung quanh, và không chỉ trên sàn mà nó có thể bay trong không gian. Và bạn cũng đừng nghĩ nếu bạn cắt cánh của chú vẹt thì những nguy hiểm này không còn nữa. Thậm chí, những chú vẹt bị cắt cánh còn bị thương từ các mối nguy hiểm gia tăng hơn những con biết bay.
Mọi người trong gia đình bạn cần tập thói quen đóng cửa ra vào, cửa sổ, phòng tắm và đảm bảo vẹt không ra ngoài khi trong gia đình đang nấu nướng hoặc đang thực hiện các hoạt động nguy hiểm khác. Yếu tố con người nguy hiểm nhất là sự bỏ quên, sự hài lòng, mà thật không may, chúng lại thường xuyên xảy ra. Điều quan trọng là không nên trở nên quá tin tưởng và mất cảnh giác bởi chính lúc đó là những sự cố có thể xảy ra.
Có một số nguy cơ quá nghiêm trọng và không thể kiểm soát được, và biện pháp duy nhất để phòng tránh chúng là không nuôi vẹt nữa. Nếu một có một ngôi nhà có kiến trúc mở và các con vật nuôi khác mà có thể làm hại đến con vẹt (như mèo, chó, chồn sương, rắn, và các con vật ăn thịt khác) mà bạn không thể luôn luôn tách xa chúng ra khỏi khu vực có vẹt, bạn không thể đảm bảo an toàn cho một con vẹt trong ngôi nhà của bạn. Kể cả nếu những con vật này không có ý định tấn công con vẹt, việc này vẫn rất liều lĩnh bởi các bản năng và phản ứng của chúng có thể che mất “sự suy xét” của chúng và dẫn tới chúng sẽ hại con vẹt. Ngoài ra, vẹt cũng không thể sống được trong nhà của một người hút thuốc; hệ hô hấp của chúng quá nhạy cảm.
Mặt khác, hầu hết các yếu tố thuộc về môi trường có thể được giải quyết. Bạn có thể mất tiền, thời gian và sự kiên nhẫn để giải quyết chúng, nhưng để ý giải quyết những vấn đề trong suốt cuộc đời của chúng là điều cần thiết cho sự an toàn của vẹt. Các hiểm họa này bao gồm, nhưng không giới hạn trong: các sản phẩm đun nấu chống nhiệt (bao gồm chảo, nồi cơm điện, và các sản phẩm dành cho tóc), các lò nướng tự làm sạch bằng nhiệt, các cây có độc, quạt trần, và các sản phẩm có mùi thơm. Giải pháp chỉ đơn giản là không dùng nến, quạt trần, kiểm tra và vứt các cây có độc, không bật chức năng tự làm sạch của lò nướng, và thay các sản phẩm chống nhiệt bằng các sản phẩm “chống dính”. Nếu bạn cảm thấy không thể thực hiện những thỏa hiệp này – đây cũng là điều hoàn toàn bình thường – thì bạn nên xem lại việc nhận nuôi một con vẹt bởi thực sự, đây chỉ là một trong những thử thách nhỏ. Còn rất nhiều thử thách ở phía trước để kiểm tra mức độ tận tâm của bạn, và đây mới chỉ là bước đầu thôi.
Mang Vẹt Về Nhà
Bây giờ bạn đã tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm sự an toàn của chú vẹt và lắp đặt lồng của nó, cuối cùng bạn đã sẵn sàng để mang chú vẹt về nhà. Bạn hãy chuẩn bị sẵn một cái lồng đựng để mang nó về nếu người bán không có sẵn. Bạn hãy lót những tấm khăn giấy trên đáy của cái lồng đựng. Nếu chuyến đi mất khoảng 3 giờ, bạn hãy rắc loại thức ăn mà nó quen ăn lên đáy lồng. Đồng thời bạn hãy mang một cốc hoặc bát và một chai nước. Bạn đừng uống nước từ chai đựng nước cho vẹt để tránh nguy cơ bạn sẽ lây nhiễm các vi khuẩn cho nó. Bạn đừng để nước vào trong lồng vì nó sẽ bị đổ. Thay vào đó, bạn hãy cho vẹt uống nước từ cốc 6 tiếng một lần. Một cách hiệu quả khác là bạn có thể đặt nho hoặc các loại hoa quả mọng nước khác vào trong lồng để cấp nước cho vẹt.
Bạn có thể mang theo một cái khăn tắm và quấn 3 hoặc 4 lớp xung quanh cái lồng. Như vậy chú vẹt sẽ cảm thấy ấm áp và được bảo vệ, mà vẫn có thể nhìn ra ngoài. Buộc chặt cái lồng trên sàn xe hoặc trên một cái ghế có dây lưng an toàn. Bạn đừng nên quá chú ý đến chú vẹt, mà hãy tập trung vào lái xe về nhà, đừng lãng phí thời gian. Dù bạn rất muốn, nhưng đây không phải là lúc phù hợp để nói chuyện với chú chim.
Khi về đến nhà, bạn sẽ cần chuyển chú vẹt từ cái lồng du lịch sang lồng cố định ở nhà của nó. Thật là may mắn nếu bạn đã thu xếp cái lồng từ trước, chú vẹt có thể được chuyển sang chiếc lồng của nó ngay lập tức chứ không phải chờ bạn hàng giờ để bạn lắp lồng cho nó, mà có thể trong lúc vội vã bạn lại lắp thiếu bộ phận nào đó v.v…
Việc chuyển chú vẹt từ lồng du lịch sang lồng ở nhà có thể được thực hiện bằng vài cách. Nếu bạn biết chắc chú vẹt đó thân thiện với người, bạn có thể mở cửa lồng và bảo nó bước ra ngoài. Nếu vẹt không được huấn luyện, thông thường nó sẽ không biết làm điều này hoặc bạn có thể không chắc liệu nó có đến với bạn không. Vì thế, bạn phải nhẹ nhàng tự chuyển nó.
Bạn không nên mong đợi chỉ cần nâng cửa lồng du lịch lên song song với lồng ở nhà và chú vẹt sẽ bước ra và đi vào cái lồng ở nhà của nó. Chắc chắn chú chim sẽ sợ hãi và nó sẽ thu mình lại chứ không bước ra ngoài. Trong trường hợp này bạn cũng không thể dùng thức ăn để dụ dỗ nó ra ngoài. Vì lý do này, hành động hợp lý nhất sẽ là bạn hãy nắm lấy chú vẹt và chuyển nó vào chiếc lồng kia. Bạn hãy mở hé cửa của chiếc lồng du lịch, luồn tay vào chỗ chú vẹt đang đứng và tóm lấy nó từ phía sau lưng qua cổ hoặc vai (xem hình ở trang 259). Nếu bạn không muốn sử dụng tay trần, bạn hãy luồn một chiếc khăn vào qua cửa hoặc từ phía trên lồng, quấn nó xung quanh con chim và đưa nó ra ngoài. Dù bạn có làm gì, bạn đừng để chú vẹt tự đi ra ngoài cái lồng du lịch, bởi khi đó nó sẽ bắt đầu bay hoặc chạy xung quanh và bạn sẽ phải khó khăn để bắt được nó, và việc này cũng sẽ là một trải nghiệm kéo dài và đáng sợ đối với chú chim.
Nếu bằng cách nào đó, chú vẹt đã thoát ra ngoài trong quá trình chuyển lồng, bạn cần ngay lập tức tóm được nó trước khi phải chạy theo đuổi bắt nó. Trước hết cố gắng để cho chú vẹt đậu trên tay bạn hoặc trên một cành đậu. Một số con chim có thể sẽ sợ hãi và không đậu lên khi bạn gọi, nhưng cũng con chim đó có thể sẽ sẵn sàng đậu lên trên người nếu nó ở trên sàn. Nếu việc chậm chạp tiến lại gần chú chim và gọi nó đậu lên tay bạn không thành, bạn hãy lấy một cái khăn tắm lớn hoặc một tấm ga trải giường. Bạn cũng có thể tắt bớt đèn đi để ngăn chú chim chạy đi xa. Vứt tấm khăn xung quanh khu vực chú chim đang đứng để bao vây nó. Sau đó bạn hãy dùng tay để kéo khăn lại và túm lấy chú chim. Chuyển chú chim sang cái lồng. Cho nó nghỉ ngơi trong một vài giờ trước khi bạn tiếp xúc với nó. Bạn cần giữ cho nó không bị sợ hãi bởi trải nghiệm này nhưng đừng lo quá nhiều về việc này. Chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục lỗi lầm này của bạn và đưa ra các biện pháp khắc phục ở những chương tiếp theo. Trải nghiệm tồi tệ về lần chuyển lồng lần đầu tiên thì không thể tránh được, điều tốt nhất bạn có thể làm là khiến nó diễn ra nhanh chóng và không đau đớn. Có lẽ trong tình trạng lộn xộn của việc về nhà, chú vẹt cũng không nhớ nhiều đến việc bạn cầm nó trong tay trong tình trạng đó.