TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP:
- Triệu chứng bệnh Thương Hàn: Ói khi cơ thể nạp vào chất lỏng (Nước, Bột cho vẹt non…), phân lỏng hoặc đi phân sống, bàn chân khô, đít dính phân hoặc lỗ hậu môn sẽ trồi sụt đồng thời đuôi sẽ nhút nhít lên xuống theo mỗi tiếng kêu, xù lông ủ rủ, bỏ ăn. Bệnh này sẽ gây mất nước, suy giảm thể lực nhanh và tử vong cao. Bệnh đa số do truyền nhiễm từ gián, chuột và chế độ vệ sinh chuồng trại kém.
- Triệu chứng bệnh CRD (Hô hấp mãn tính) kèm E.coli (tiêu chảy): Biểu hiện rõ nhất của bệnh CRD là mặt mặt sưng do niêm mạc mắt sung huyết, đồng thời kèm các triệu chứng thở khò khè, xù lông, mắt lờ đờ, tiêu chảy. Đôi khi kèm theo ói sau khi ăn. Bệnh thường gặp khi giao mùa và hay mắc với vẹt có chế độ ăn kém không đủ dinh dưỡng hoặc lây từ gia cầm như gà, vịt, bồ câu, chim sẽ…
- Triệu chứng bệnh Rối Loạn Tiêu Hóa: Thông thường bệnh này gặp ở vẹt non còn đút bột, do chủ nuôi cho ăn số cử quá gần khiến chim không tiêu hóa kịp lại bắt đầu cử tiếp theo, các cử ăn thay đổi đột ngột, pha bột quá đặc. Triệu chứng dễ thấy nhất là diều của vẹt sẽ nhồi từng cơn co thắc sau khi ăn, gây ói, đôi khi đi phân sống. Chim mệt mõi lờ đờ.
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ:
Trong trường hợp được hướng dẫn tại bài viết này, Pet School Shop sẽ hướng dẫn cho quý bạn đọc phương pháp chữa trị một cách an toàn và tránh việc kháng kháng sinh đồng thời hồi phục sức khỏe tốt nhất cho vẹt. Trung bình sẽ điều trị 14 ngày bao gồm cả giai đoạn hồi sức sau chữa trị.
*Lưu ý: Nếu vẹt của bạn có thể tự ăn hạt thì tỷ lệ qua khỏi rất cao, còn vẹt chưa biết ăn phụ thuộc nguồn sống hoàn toàn từ bột thì khó có thể qua khỏi. Cho nên Pet School Shop luôn hướng dẫn cho khách hàng phải tập ăn cho vẹt non càng sớm càng tốt vì 2 nguyên nhân: Khi vẹt lỡ bệnh thì còn có thể dễ dàng điều trị, hai là nguồn dinh dưỡng trong bột hoàn toàn không đủ đáp ứng cho vẹt đã full lông tập bay, vì vẹt là loài ăn tạp, chúng cần có nguồn dinh dưỡng đa dạng và phong phú mới có thể đáp ứng đủ cho cơ thể. Nếu người bán nào nói với bạn “nên cho vẹt ăn bột suốt đời” thì quả là một người bán hàng không có lương tâm và kiến thức, vì họ muốn bán cho bạn thêm được nhiều bột hơn, đồng thời cũng thiếu kiến thức về nuôi vẹt. Bạn nên tìm một nơi bán vẹt uy tín và có đủ kiến thức để mua cho mình một chú vẹt khỏe mạnh đồng thời được hỗ trợ tư vấn đúng đắn trong suốt quá trình nuôi vẹt!
Các loại thuốc cần chuẩn bị:
Flodox của thú y, Amoxipen của thú y hoặc Amoxicillin của người, Thuốc điện giải Gluco_KC của thú y, Neopeptine của trẻ em, BcomplexC của người, Muti Vitamin (có thể sử dụng Elecamin là tốt nhất hoặc sử dụng Bio-Vit Plus), Men tiêu hóa (ở đây tôi sử dụng Bio Acimin Gold của trẻ em), Thuốc giải độc gan thận cho thú y.
Phác Đồ Chữa Theo Khung Thời Gian Trong Ngày:
7:00 am: Flodox: 4 giọt + Amox: 1/10 viên + BcomplexC: 1/8 viên + Elecamin: 3 giọt => pha chung với 4ml nước. Đối với chim size nhỏ như Cockatiel, Sun, Ringneck thì liều lượng bằng 1/2
9:00 am: Cho ăn tầm 12ml – 24ml bột (6ml đối với vẹt size nhỏ) với tỷ lệ pha 1 muỗng canh với 60ml nước ấm 60°C quậy đều để nguội bớt. Vẹt sẽ ói toàn bộ hoặc 1 phần bột sau khi cho ăn. Để yên tĩnh, và giữ nhiệt độ luôn ở ngưỡng 30°C đến 31°C, độ ẩm từ 60% trở xuống.
11:00 am: Cho uống điện giải Gluco-KC hoặc không tìm được bạn có thể cho uống nước đường loãng. Pha chung với 1/8 viên BcomplexC trong hỗn hợp 6ml – 10ml nước.
1:00 pm: Neopeptine: 3 giọt hoặc dạng viên là 1/6 viên con nhộng + 1/8 Viên BcomplexC pha với 4ml nước.
5:00 pm: Bio Acimin Gold 1/3 gói pha với 6ml nước nguội.
6:00 pm: Neopeptine: 3 giọt hoặc dạng viên là 1/6 viên con nhộng + 1/8 Viên BcomplexC pha với 4ml nước.
10:00 pm: Flodox: 4 giọt + Amox: 1/10 viên + BcomplexC: 1/8 viên + Elecamin: 3 giọt => pha chung với 4ml nước.
11:00 pm: Cho ăn 12ml – 24ml bột pha loãng như trên.
*Luôn để hạt và rau để vẹt chủ động ăn khi đói, và nước sạch trong bình bi (nếu để máng nước sẽ làm tăng độ ẩm trong khu vực nuôi). Cho vẹt ngủ nhiều, tránh làm phiền. Ổn định nhiệt độ 30 đến 31 độ không hơn không kém. Nếu vẹt chưa biết tự uống nước thì bạn cần canh thời gian để bơm thêm nước điện giải Gluco-KC hoặc nước đường loãng (nếu nước đường thì pha loãng thôi nhé, pha cho nhiều vô rồi con vẹt nó bị say đường còn chết nhanh hơn).
Cho uống theo lộ trình liên tục trong 5 đến 10 ngày (tùy theo nặng nhẹ). Lưu ý đã uống kháng sinh thì không tự ý ngưng, phải cho uống tối thiểu là 5 ngày. Trong 2 ngày đầu tiên, vẹt sẽ vẫn ói cả khi cho uống thuốc, bạn cứ kệ nó và cho yên tĩnh để ngủ nhiều. Nhưng đến ngày thứ 3 sẽ bắt đầu có hiệu quả rõ ràng hơn.
Nếu vẹt quá yếu cần dùng ống luồng (Mua kim bướm truyền tĩnh mạch, đo vừa đến nữa diều rồi cắt ra) để cho uống thuốc để tránh vẹt bị sặc mà tắt thở.
Lộ trình hồi sức và khôi phục hệ tiêu hóa từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 14:
7:00 am: Bio Acimin Gold: 1/3 gói + BcomplexC 1/8 viên pha chung 6ml nước nguội cho uống.
11:00 am: Cho uống Multi-Vit hoặc Vitamin hỗn hợp A, K, E hoặc Elecamin.
14:00 am: Pha thuốc giải độc gan thận trong định lượng nhà sản xuất, cho uống tầm 12ml.
*Có thể tăng cường thêm Bio Acimin Gold 2 lần/ngày.
Như phác đồ điều trị trên, bạn có thể thấy nếu một con vẹt có thể tự ăn được hạt, nó sẽ ăn theo nhu cầu và duy trì sự sống cao hơn so với một con vẹt duy trì sự sống hoàn toàn vào bột. Vì cứ bơm bột vào nó sẽ ói ra hết và đồng thời làm cho sức khỏe càng suy yếu trầm trọng. Cho nên, hãy tập cho con vẹt của bạn biết ăn càng sớm càng tốt nhé!
Chúc cho chú vẹt của bạn mau khỏe!
Bản quyền thuộc về Pet School Shop, nếu bạn chia sẽ vui lòng ghi nguồn Pet School Shop!