Giao Hàng Toàn Quốc Quà Tặng Hấp Dẫn

Chương 4: Thuần Chủng Và Huấn Luyện

Bạn đang xem phần [part not set] trong 9 phần của series Chương 4: Thuần Chủng Và Huấn Luyện

KHÁI QUÁT THUẦN CHỦNG VÀ HUẤN LUYỆN

Vẹt là loại động vật hoang dã. Không giống như chó và mèo, chúng không phải là vật nuôi trong nhà, vì thế, chúng hoàn toàn không có lòng trung thành bản năng đối với con người. Những chú vẹt không khao khát được đậu lên tay chúng ta hoặc cho chúng ta chạm vào nó. Tồi tệ hơn, chúng tự nhiên thích cắn hoặc bỏ trốn. Kể cả những chú vẹt lớn lên trong nhà cũng có thể trở lại với những xu hướng hoang dã của chúng và không muốn liên quan đến con người, chúng không có các tiếp xúc tích cực trong một khoảng thời gian. Mặc dù vẹt có thể không hoàn toàn phù hợp để làm con vật cưng một cách tự nhiên, sự thông minh của nó cho phép nó học để trở thành một con thú cưng như bất cứ con chó/mèo nào. Quá trình để đạt được điều này là quá trình thuần chủng và huấn luyện.

Khi dạy một chú vẹt cư xử phù hợp như một con vật cưng, chúng ta kết hợp cả quá trình thuần chủng và huấn luyện. Huấn luyện là quá trình dạy các hành vi mới như đậu lên tay người. Thuần chủng là quá trình từ từ xóa bỏ các hành động hoang dã như cắn. Bằng việc dạy một chú vẹt quên đi những hành vi hoang dã rồi dạy nó những hành vi phù hợp, chúng ta có thể có một con vật cưng tuyệt vời, thậm chí là một người bạn.

Sự huấn luyện lôi cuốn trí tuệ cũng như khả năng học hỏi tự nhiên của vẹt. Trong khi các câu đố của tự nhiên thách thức chú chim bay đến các nơi nào đó hoặc nhai một số cành cây, nó có thể học các cách khác để kiếm thức ăn. Dĩ nhiên, trước hết chú vẹt phải thực sự muốn thức ăn đó, bởi vậy việc quản lý thức ăn là cần thiết để bảo đảm lúc huấn luyện chú vẹt có hứng thú với việc ăn. Nếu nó muốn, nó sẽ tình nguyện làm những điều để được ăn và bạn sẽ có thể đề ra các cách cho nó lấy được thức ăn. Bằng cách đó, bạn sẽ thay các quy tắc của tự nhiện bằng các quy tắc của nhà. Nó là một trường hợp mà cả 2 bên cùng chiến thắng vì chú vẹt có cơ hội được vận dụng trí thông minh của nó để kiếm thức ăn còn bạn có thể hình thành một chú vẹt có cư xử tốt.

Điều quan trọng nhất trong quá trình thuần chủng/huấn luyện là sự thống nhất. Thà bạn dành ra 5 phút hàng ngày cho quá trình này còn hơn là hôm nay 1 giờ và vài hôm sau không có giờ nào. Bạn có thể huấn luyện cho vẹt hàng ngày trước giờ ăn của nó. Đây không chỉ là một cách dành thời gian cho chú vẹt mà nó còn có thể rất vui nữa. Có thể bạn sẽ không thể nhìn thấy kết quả ngay và vì thế bạn cần kiên nhẫn. Nhưng 1 tháng bạn nhìn lại và bạn sẽ cảm thấy thú vị vì chú vẹt đã tiến bộ như thế nào. Sau một năm bạn sẽ thấy vui sướng khi chú vẹt đã học được bao nhiêu thứ. Sau vài năm bạn sẽ có thể nhìn lại và nhận thấy một tư duy huấn luyện dài hạn đã giúp bạn có một chú vẹt cư xử tốt như thế nào. Vẹt sống rất lâu, nên kể cả nếu bạn có mất hàng tuần, hàng tháng, hàng năm để huấn luyện nó cư xử tốt, thời gian đó chỉ chiếm một phần nhỏ trong vòng đời của nó, nhưng những giá trị của nó thì hữu ích cho cả đời. Việc huấn luyện vẹt một chút mỗi ngày sẽ bảo đảm chú vẹt luôn được thử thách và duy trì mối quan hệ với bạn. Chú vẹt sẽ không bao giờ có cơ hội quay trở lại với bản năng hoang dã của nó vì bạn sẽ luôn quản lý và dành thời gian cho nó. Đây là cách chắc chắn duy nhất để bạn giữ một chú vẹt thuần chủng lâu dài.

Tôi sẽ giải thích một số thuật ngữ giúp định nghĩa quá trình huấn luyện. Hai thuật ngữ thiết yếu là sự củng cố và sự trừng phạt. Chúng không có nghĩa như bạn nghĩ bởi trong thuật ngữ huấn luyện, chúng có nghĩa khác. (ví dụ, trừng phạt không có nghĩa là quát mắng ai đó). Một cách đơn giản, sự trừng phạt là một cái gì đó để một hành vi nào đó ít đi và sự củng cố là cái gì đó để một hành vi tăng lên. Nếu bạn quát mắng một con chim để khiến nó ngừng kêu hét, điều này thực ra lại khiến nó la hét nhiều hơn (trong thực tế đây là điều thường xảy ra), khi đó đây lại là một sự củng cố chứ không phải là sự trừng phạt.

Bây giờ khi xét về sự trừng phạt và sự củng cố, có 2 loại: tích cực và tiêu cực. Một lần nữa, bạn nên quên những ý nghĩa thông thường của những từ này vì chúng không ám chỉ rằng cái gì đó là tốt hoặc xấu. Thay vào đó, bạn hãy nghĩ về các thuật ngữ này như trong toán học. Tích cực nghĩa là tăng cái gì đó lên, như phép cộng. Tiêu cực nghĩa là giảm cái gì đó, như phép trừ. Tích cực và tiêu cực kết hợp với sự trừng phạt và sự củng cố và ta có 4 cách kết hợp, đó chính là nền tảng của việc huấn luyện động vật qua việc điều hòa hoạt động.

Sự củng cố tích cực, phương pháp cần thiết nhất khi huấn luyện vẹt, nghĩa là cho hoặc làm điều gì đó giúp một hành vi nào đó gia tăng. Ví dụ đơn giản nhất của sự củng cố tích cực, đó là bạn cho con vẹt ăn một món ngon mỗi lần nó bước lên, để vẹt sẽ bước lên nhiều hơn nữa. Tuy nhiên không phải lúc nào củng cố tích cực cũng là tốt. Có thể củng cố tích cực hành động nhổ lông của vẹt bằng việc gia tăng sự chú ý khi con vẹt làm việc này, và đây rõ ràng không phải là điều chúng ta muốn. Bởi vậy, cần nhớ rằng sự củng cố tích cực là một biện pháp rất hiệu quả để làm gia tăng các hành vi nhưng điều đó không có nghĩa hành vi đó là hành vi tốt. Khi huấn luyện vẹt, việc tránh củng cố tích cực những hành vi không mong muốn thì cũng quan trọng như là củng cố tích cực những hành vi mong muốn. Trong cuốn sách này, khi tôi nói đến việc thưởng cho chú vẹt, tôi đang muốn nói đến việc bạn sẽ áp dụng củng cố tích cực.

Sự củng cố tiêu cực không hẳn là một điều xấu; điều này có nghĩa là lấy gì cái gì đó có tác dụng tăng hành vi. Sự củng cố tiêu cực có tác dụng trong huấn luyện vẹt và thường áp dụng trong quá trình thuần chủng giảm sự nhạy cảm. Chúng ta có thể lấy đi một vật gì đó đáng sợ như là một cách để dạy chú vẹt đối diện với những đồ vật mới hoặc người mới. Chúng ta cũng có thể dùng củng cố tiêu cực bằng cách đảm bảo sự an toàn của chú vẹt nếu nó đến với chúng ta khi nó sợ hãi điều gì đó ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Loại củng cố tiêu cực đem lại ý nghĩa tiêu cực cho thuật ngữ này là việc đưa ra một vật thể đáng sợ cho một chú vẹt và dừng hành vi nào đó của nó như là một cách để củng cố hành vi mong muốn. Đây là loại củng cố mà ta sẽ không dùng với chú vẹt không chỉ bởi vì nó tàn nhẫn mà là vì nó cũng không có hiệu quả. Đây là một ví dụ về việc huấn luyện vẹt rất kém, sử dụng một sự củng cố tiêu cực phổ biến “huấn luyện bằng roi”. Nhiều cuốn sách và chuyên gia, đặc biệt những người theo tư tưởng cũ, cho rằng ấn một cái roi hoặc một ngón tay vào bụng con vẹt để bắt nó bước lên trước. Bởi vì con vẹt không thích bị như vậy, nên nó sẽ bước lên trước khi nó bị ấn vào bụng. Bởi vậy, hành động này của vẹt đạt được nhờ vào sự củng cố tiêu cực. Vấn đề ở chỗ, chú vẹt vẫn sẽ không muốn bước  lên trước và nó sẽ cố gắng hết sức để chống cự lại, điều này sẽ dẫn tới việc nó sẽ cắn hoặc bay đi. Một loại hình củng cố tiêu cực khác mà chúng ta phải nhận thức được đó là khi chú vẹt lại huấn luyện lại chúng ta. Một ví dụ kinh điển là khi một chú vẹt la hét để người đến và chú ý đến nó. Chú vẹt sẽ bắt đầu kêu và kêu cho đến khi người không chịu nổi và phải bước đến. Chú vẹt sẽ im lặng khi người bước vào và nó thưởng cho người đó sự củng cố tiêu cực bằng cách im lặng một chút. Bởi vậy, sự củng cố tiêu cực cũng có một vài tác dụng tuy nhiên hầu hết nên tránh dùng cách này.

Sự trừng phạt tích cực bao gồm một cái gì đó để làm giảm hành động. Sự trừng phạt tích cực hầu hết bao gồm nỗi đau, sự khó chịu, hoặc sự sợ hãi. Vấn đề lớn nhất với phương pháp này với vẹt là nó không có tác dụng. Chắc chắn chúng ta không muốn làm đau những người bạn của mình và hệ thống mong manh của chúng cũng không thể chịu đựng được, nhưng nếu một chút trừng phạt lại có tác dụng (ví dụ nếu chúng ta cấu nhẹ chú vẹt một chút mỗi khi nó nhai dây điện để ngừng nó làm việc đó, điều đó chẳng phải có nghĩa là ta đã ngăn chặn được một nguy hiểm còn lớn hơn?), chúng ta cũng nên cân nhắc dùng biện pháp này. Tuy nhiên, trong thực tế, khả năng bay hoặc phản xạ bay của vẹt sẽ chiếm lĩnh và cuối cùng chúng sẽ tránh mọi thứ, không chỉ mỗi hành vi sai trái. Vì vậy nếu mục đích là làm chú vẹt đau một chút để dạy nó không nhai dây điện, trong thực tế, điều mà nó học được lại là tránh đến gần bạn bởi vì cơn đau của nó bắt nguồn từ bạn chứ không phải từ dây điện. Ba lần vẹt nhai dây điện và không có gì xảy ra, nó biết rằng dây điện cũng không có gì nguy hiểm nhưng một lần bạn làm đau nó, nó sẽ coi bạn là nguồn gốc của sự đau đớn.

Bởi vẹt không có bản năng trung thành với con người, sự trừng phạt tích cực cuối cùng lại chỉ nhắc nó cho nhớ con người xấu xa như thế nào. Việc này khiến vẹt cố bay xa khỏi người hoặc cắn người, hoàn toàn đây không phải là phẩm chất của những chú vẹt biết cư xử tốt. Trong chương 8, tôi sẽ trình bày chi tiết hơn cách xử lý những hành vi không mong muốn, nhưng đến lúc đó, bạn hãy cho rằng bạn không thể làm gì để trừng phạt một chú vẹt.

Sự trừng phạt tiêu cực là lấy đi một cái gì đó để giảm hành vi. Trừng phạt tiêu cực có thể hiệu quả và không đau đớn nhưng thực ra lại không thể áp dụng hiệu quả với loài vẹt. Các ví dụ về trừng phạt tiêu cực có thể là bạn đem thức ăn đi, phạt nó trong lồng, hoặc không cho vẹt ra khỏi lồng. Tuy nhiên, phản ứng thì hiếm khi có ràng buộc trực tiếp đến hành vi nên chú vẹt không thực sự học được bài học của nó, và thay vào đó nó chống lại con người. Ví dụ, bạn phạt chú vẹt  ở trong lồng vì nó làm lộn xộn sẽ không dạy nó không gây lộn xộn nữa. Thay vào đó nó sẽ học cách cắn để tránh không bị nhốt vào lồng. Cách chủ yếu mà chúng ta có thể dùng để trừng phạt tiêu cực với những chú vẹt dạn dĩ là không cho nó ăn các món ngon khi huấn luyện hoặc không chú ý đến nó. Sự trừng phạt tiêu cực đóng một vai trò nhỏ trong huấn luyện vẹt nhưng sự củng cố tích cực sẽ thống trị cách tiếp cận này.

Sự mất đi, thuật ngữ cuối cùng, được trình bày tách biệt với các thuật ngữ trên. Nếu một chú vẹt có một lần thực hiện một hành động mà trước đây từng được củng cố nhưng bây giờ không còn được củng cố nữa, cuối cùng hành vi đó sẽ bị mất đi. Sự mất đi có thể vừa có lợi vừa có hại đối với các nỗ lực huấn luyện của chúng ta. Lợi ích đó là, các chú vẹt có thể quên đi các hành vi chúng ta không muốn nó làm nếu chúng ta phớt lờ các hành vi đó (tránh củng cố các hành vi đó). Ngược lại, chú vẹt có thể quên các hành vi mà ta dạy nó như các chiêu trò hoặc việc đi lên. Bởi vậy, việc thỉnh thoảng yêu cầu và củng cố các hành vi đã học là rất quan trọng.

Các Bài Trong Chương Này

Trả lời

X